Quế – tiếng Pháp gọi là Cannelle và tiếng Anh là Cinnamon, là một trong những gia vị tự nhiên nổi tiếng đã có từ lâu đời.
° Nguồn gốc xuất xứ của Quế.
– Quế – Cinnamomum zeylanicum, là vỏ của một loại cây xanh nhỏ thuộc gia đình Lauracées (giống như nguyệt quế/laurier), có nguồn gốc từ Tích Lan (Ceylan)- Sri Lanka hiện nay.– Được biết đến từ thời cố đại, có nghĩa là đã vào từ những ngày xưa xưa lắm…
Quế được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, và sau đó quế được “xâm nhập” vào châu âu theo “con đường tơ lụa”, và thời gian đó quế được xem là một dược liệuhữu ích và được sử dụng chủ yếu để trong việc chế biến thuốc thang cũng như được dùng trong một số nghi thức tôn giáo.– Quế vào thời gian đó có thể nói chỉ dành riêng cho những người giàu, rất giàu, vì giá thành quá mắc và kéo dài cho đến thời Phục hưng mới được dân chủ hóa … sau đó chính thức có mặt trong các món ăn Pháp ở thế kỷ XVI.

– Cây quế có thể đạt được 10 chiều cao và phát triển ở những khu vực nhiệt đới. Lá màu xanh lá cây bầu tròn nhọn 2 đầu, hoa trắng và quả(baie) màu đen.
– Vỏ cây được thu hoạch trong mùa mưa khi nguồn nhựa dồi dào nhất. Vỏ quế khi để khô sẽ tự thu cuộn tròn lại tạo thành những “ống” nhỏ dài chừng 8~10cm. Phần lớnquế được sử dụng trong việc sản xuất tinh dầu, phần còn lại được sử dụng như gia vịtrong nấu ăn, làm bánh.
° Lợi ích về sức khỏe đem lại từ quế.
– Quế mặc dù được sử dụng thường xuyên như một loại gia vị, chất thơm nhưng song song đó quế cũng được xem như một loại thảo dược với những tính chất dược liệu có lợi. Với khả năng chống lại một số virus nên quế đôi khi được sử dụng để chống cảm, cúm.
– Một mặt mạnh khác của quế là giúp tăng cường hệ tiêu hóa với hàm lượng chất xơcao (2g quế thì có khoảng 1,3g chất xơ). Ngoài ra quế giàu chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào.
– Ngoài ra theo kết quả của một số nghiên cứu trong ống nghiệm cũng như trên động vật cho thấy quế có chứa các hợp chất có liên quan đến tính chất insulin rất có lợi trong việc điều trị chống lại bệnh tiểu đường.
° Vào bếp cùng admin xem sự hiện diện của quế nha.
– Thường chúng ta hay sử dụng quế ở dạng bột (en poudre) hoặc dạng tinh chất (extrait), nhưng bên cạnh đó cũng có loại quế dạng ống tròn (bâtonnet).
– Quế góp phần không nhỏ trong nhiều hỗn hợp gia vị truyền thống như: ras-el-hanout (Bắc Phi), garam masala (Ấn Độ), baharat (Vịnh Ba Tư), tứ vị (Pháp) hoặc ngũ vị hương, …
– Ở châu Âu và Bắc Mỹ, quế chủ yếu được sử dụng để làm bánh ngọt. Ngược lại, tạiBắc và Đông Phi, lại được dùng cho việc nấu các món ăn mặn đặc biệt là với thịt vàgia cầm.
– Ẩm thực Bắc Phi (Maghreb) sử dụng quế rất nhiều cho các món tajines, ngay cả trong súp cũng có mặt.
– Còn đối với Ấn Độ, quế gần như không bao giờ thiếu vắng, trong các món cà ri, dhal.
– Khi làm compote, quế thường được thêm làm để tăng thêm hương vị của món tráng miệng này. Bên cạnh đó quế cũng góp mặt trong nhiều loại tráng miệng khác như bánh, bánh mì ngọt, bánh quy chẳng hạn. Để làm pain d’épice thì quế là một nguyên liệu không thể thiếu cũng như để làm thức uống như rượu vang nóng.
– Còn ở Việt Nam mình món không thể thiếu quế được đó là phở miam miam …
Một điều cần chú ý là bột quế không “chịu được” nếu phải nấu lâu trên bếp, nên thường bột quế được thêm vào cuối cùng. Ngược lại quế cây chịu được rất tốt.
° Cách bảo quản.
– Bảo quản quế ở nơi khô, mát tốt nhất là nên cất giữ trong các hộp kín.
No comments:
Post a Comment